Âm thanh
Âm thanh

Âm thanh

Âm thanh là các dao động cơ học (biến đổi vị trí qua lại) của các phân tử, nguyên tử hay các hạt làm nên vật chất và lan truyền trong vật chất như các sóng. Âm thanh, giống như các loại sóng khác, được đặc trưng bởi tần số, bước sóng, chu kỳ, biên độvận tốc lan truyền (tốc độ âm thanh).Đối với thính giác của người, âm thanh thường là sự dao động, trong dải tần số từ khoảng 16 Hz đến khoảng 20 000 Hz, của các phân tử không khí, và lan truyền trong không khí, va đập vào màng nhĩ, làm rung màng nhĩ và kích thích bộ não[1]. Chỉ những sóng âm thanh có tần số nằm trong khoảng 20 Hz và 20 kHz, dải tần số âm thanh, gợi ra cảm giác thính giác ở người. Trong không khí ở áp suất khí quyển, chúng đại diện cho sóng âm có bước sóng 17 mét (56 ft) đến 1,7 xentimét (0,67 in). Sóng âm trên 20 kHz được gọi là siêu âm và con người không thể nghe được. Sóng âm thanh dưới 20 Hz được gọi là sóng hạ âm. Các loài động vật khác nhau có phạm vi thính giác khác nhau.Tuy nhiên âm thanh có thể được định nghĩa rộng hơn, tuỳ vào ứng dụng, bao gồm các tần số cao hơn hay thấp hơn tần số mà tai người có thể nghe thấy, không chỉ lan truyền trong không khí mà còn truyền trong bất cứ vật liệu nào. Trong định nghĩa rộng này, âm thanh là sóng cơ học và theo lưỡng tính sóng hạt của vật chất, sóng này cũng có thể coi là dòng lan truyền của các hạt phonon, các hạt lượng tử của âm thanh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Âm thanh http://www.bartleby.com/61/65/S0576500.html http://curious.astro.cornell.edu/about-us/150-peop... http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hbase/sound/s... http://adsabs.harvard.edu/abs/1969ASAJ...46..431Z http://adsabs.harvard.edu/abs/1992RSPTB.336..367R http://adsabs.harvard.edu/abs/2014PLoSO...9j6553N http://pages.jh.edu/~virtlab/ray/acoustic.htm http://www.qrg.northwestern.edu/projects/vss/docs/... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2580810 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4149571